Ad Code

Dịch thuật Online

Hồ sơ du học Đức

ho so du hoc duc
Lịch trình Du học Đức
Trình tự này có thể dùng để tham khảo và sử dụng linh động. Tùy theo hoàn cảnh và trường hợp cụ thể có thể hoán đổi một vài vị trí nhất định.
1. Đối với Sinh viên chưa Tốt nghiệp Đại học Việt Nam
bao gồm các nhóm như sau:
§  Học sinh vừa Tốt nghiệp PTTH, đã thi đỗ vào một Ngành học Đại học Chính quy tại một Trường Đại học Việt Nam và chưa học Đại học tại Việt Nam,
§  Sinh viên đang học và chưa Tốt nghiệp một tại một Trường Đại học Việt Nam,
§  Sinh viên Tốt nghiệp hệ Cao đẳng,
§  Sinh viên Tốt nghiệp hệ Cao đẳng và được chuyển tiếp vào hệ Đại học chính quy tại một Trường Đại học Việt Nam
Các bước tiến hành có thể tham khảo như sau:
§  Học tiếng Đức, học tiếng Anh
§  Cập nhật điều kiện học Đại học tại Đức
§  Tìm hiểu về Trường Đại học, Trường Dự bị Đại họcNgành học Đại học phù hợp tại Đức
§  Chuẩn bị các Hồ sơ, Giấy tờ cần thiết để nộp Thẩm tra APS, để xin nhập học Đại học / Dự bị Đại học tại Đức, để mở tài khoản Du học, để xin Visa
§  Đăng ký cho kỳ thi TestAS
§  Thi TestAS
§  Nhận kết quả của kỳ thi TestAS
§  Nộp Hồ sơ Thẩm tra APS cho ĐSQ Đức tại Hà Nội
§  Nhận Chứng nhận APS
§  Mở tài khoản Du học tại một Ngân hàng
§  Gởi Hồ sơ xin nhập học Đại học / Dự bị Đại học sang Đức
§  Nhận Giấy báo mời nhập học / Giấy báo mời tham gia kỳ thi tuyển của Trường Đại học / Trường Dự bị Đại học tại Đức
§  Nộp Hồ sơ xin Visa cho ĐSQ / TLSQ Đức
§  Nhận kết quả Visa
§  Chuẩn bị lên đường sang Đức
§  Nhập học
§  ...
§  ...
§  Tốt nghiệp và trở về Việt Nam
§  Làm việc và Định cư tại Đức
2. Đối với Sinh viên đã Tốt nghiệp Đại học Việt Nam
và muốn:
§  học lại Đại học tại Đức, hay muốn
§  học Cao học tại Đức
Các bước tiến hành có thể tham khảo như sau:
§  Học tiếng Đức, học tiếng Anh
§  Cập nhật điều kiện học Cao học tại Đức
§  Tìm hiểu về Trường Đại học, Ngành học Đại họcCao học phù hợp tại Đức
§  Chuẩn bị các Hồ sơ, Giấy tờ cần thiết để nộp Thẩm tra APS, để xin học Đại học / Cao học, để mở tài khoản Du học, để xin Visa
§  Nộp Hồ sơ Thẩm tra APS cho ĐSQ Đức tại Hà Nội (đến cuối tháng 02 và cuối tháng 08 hàng năm)
§  Phỏng vấn APS (vào tháng 05 và vào tháng 11 hàng năm)
§  Nhận Chứng chỉ APS
§  Mở tài khoản Du học tại một Ngân hàng
§  Gởi Hồ sơ xin nhập học Đại học / Cao học sang Đức
§  Nhận Giấy báo mời nhập học / Giấy báo mời tham gia kỳ thi tuyển của Trường Đại học tại Đức
§  Nộp Hồ sơ xin Visa cho ĐSQ / TLSQ Đức
§  Nhận kết quả Visa
§  Chuẩn bị lên đường sang Đức
§  Nhập học
§  ...
§  ...
§  Tốt nghiệp và trở về Việt Nam
§  Làm việc và Định cư tại Đức

Hướng dẫn thủ tục xin Visa du học Đức
Từ ngày 01.01.2007, tất cả các thí sinh muốn sang Đức du học trước tiên phải nộp hồ sơ tại Bộ phận kiểm tra học vấn Akademische Prüfstelle viết tắt là APS.
Sau khi việc xét hồ sơ kết thúc và đã được nhân viên của  APS phỏng vấn, thí sinh sẽ nhận được 1 chứng chỉ. Với chứng chỉ này thí sinh có thể đăng ký học tại một trường đại học Đức. Chứng chỉ APS là điều kiện để xét hồ sơ xin cấp thị thực đi học tiếng,  học dự bị đại học hoặc học đại học tại Đức.
Các bạn sẽ nhận được thông tin cụ thể về APS tại các địa chỉ sau:
- Bộ phận kiểm tra học vấn, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội, Email: ku-101@hano.auswaertiges-amt.de
- Văn phòng DAAD Hà Nội, email: daad@daadvn.org
- Trung tâm thông tin của DAAD tại thành phố Hồ Chí Minh, Email: daad-hcmc@daadvn.org
Và vào trong các trang web của đại sứ quán Đức tại Hà Nội và DAAD.
Chỉ có thể nộp hồ sơ theo hẹn đã đăng ký trước và phải trực tiếp đến nộp. Việc đăng ký hẹn chỉ có thể thực hiện qua Internet qua các địa chỉ sau đây:
Trang tiếng Đức - Việt: tại đây
Trang tiếng Anh - Việt: tại đây
Ngoài bộ hồ sơ gốc phải nộp thêm hai bộ hồ sơ phô tô. Bộ hồ sơ gốc sẽ được trả lại cho người xin cấp thị thực sau khi có quyết định về hồ sơ xin cấp thị thực.
1. Tờ khai xin cấp thị thực dài hạn (2 bản, lấy từ trang chủ của Đại sứ quán: www.hanoi.diplo.de. Tờ khai có thể khai bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh.
2. 2 ảnh màu mới chụp cỡ 4×6, phông nền trắng, chụp chính diện.
3. Hộ chiếu của người xin cấp thị thực. Hộ chiếu phải còn giá trị và có chữ ký của người mang hộ chiếu.
4. Bảng tóm tắt quá trình học tập và công tác bắt đầu từ khi tốt nghiệp phổ thông trung học (ghi rõ cả thời gian không đi học và cũng không đi làm).
5. Chứng minh tài chính cho thời gian cư trú tại Đức:
a) Du học tự túc:
Giấy chứng nhận có tài khoản tại một ngân hàng Đức với số tiền tối thiểu là 7.908,- Euro. Tài khoản này phải là tài khoản phong tỏa (Sperrkonto) để mỗi tháng chỉ được rút tối đa 659,- Euro. b) Được bà con họ hàng hoặc người quen tại Đức bảo lãnh: Người bảo lãnh phải đến Sở Ngoại kiều tại Đức làm cam kết chịu tất cả các phí tổn cho người xin cấp thị thực trong suốt thời gian du học.
6. Bản chính chứng chỉ APS
7. Giấy báo nhập học ngành đã đăng ký tại một trường đại học/cao đẳng Đức có điều kiện kèm theo (bedingter Zulassungsbescheid) hoặc Giấy chứng nhận đã đăng ký trước một suất học tại một trường đại học/cao đẳng Đức (Studienplatzvormerkung) hoặc Giấy chứng nhận (thông báo cuối cùng) của Cơ quan thẩm định hồ sơ xin học đại học/ cao đẳng (ASSIST-Bescheinigung – „endgültige Mitteilung“) và trong trường hợp cần thiết: Chứng nhận đã đăng ký một khóa học tiếng Đức.
Trong từng trường hợp cụ thể có thể phải nộp thêm các giấy tờ khác, việc này sẽ được nhân viên nhận hồ sơ của sứ quán thông báo cho các bạn bằng văn bản.
Ghi chú:
Thời gian xét hồ sơ xin cấp thị thực thông thường là 4 tuần nếu có đầy đủ giấy tờ (Thủ tục “Schweigefristverfahren”: giải quyết hồ sơ trong trường hợp hết thời hạn 4 tuần mà Sở Ngoại kiều có thẩm quyền của Đức không đưa ra ý kiến về hồ sơ.)

(Nguồn: DAAD Việt Nam và duhocduc.de)
Reactions
Close Menu