Kỹ năng biên phiên dịch
Dịch thuật là một kỹ năng khó trong việc học ngoại ngữ. Trong nhiều trường hợp, ta thấy rằng dịch từ một ngoại ngữ khác như Anh, Trung, Nhật, Hàn, Nga, Đức…sang tiếng Việt thì dễ dàng hơn vì có sự hỗ trợ của từ điển. Nhưng lý do quan trọng hơn của ưu thế này chính là sự hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ mẹ đẻ và bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Ngôn ngữ truyền đạt ý nghĩ, tình cảm, cảm xúc của con người. Do đó, khi dịch từ tiếng Việt sang các thứ tiếng khác thì ta phải đứng ở góc độ người bản ngữ đó để dịch làm thế nào để chuyển ngữ được chính xác, trung thành với bản gốc mà vẫn giữ được ý của người viết khi dịch. Nghĩa là đạt được cả ba yêu cầu: chân - thiện - mỹ.
Trong quan niệm phổ biến của xã hội, người nào giỏi ngoại ngữ đều có thể làm biên dịch hoặc phiên dịch bởi vì biên phiên dịch chỉ đơn giản là công việc chuyển ngữ. Tuy nhiên, trong thực tiễn hành nghề, giỏi ngoại ngữ mới chỉ là điều kiện cần, được ví như phần nổi của một tảng băng trôi. Ngôn ngữ, xét cho cùng, chỉ là một phương tiện truyền tải thông tin, vì vậy điều cốt lõi đối với phiên dịch là phải nắm bắt được nội dung bên trong của vỏ bọc ngôn ngữ. Để làm được điều đó, phiên dịch không những phải giỏi ngôn ngữ mà còn phải có hiểu biết chung sâu rộng và làm chủ các kỹ năng biên phiên dịch.
Thật vậy, rất nhiều người có trình độ ngoại ngữ tốt nhưng không thể trở thành phiên dịch tốt. Các bản dịch của họ thường bị chê là « không thuần Việt » hoặc khó hiểu. Khi dịch nói, họ không thể chuyển tải được đầy đủ và chính xác nội dung của người nói.
Sở dĩ xảy ra tình trạng này là bởi vì người dịch không làm chủ được các kỹ năng nghề nghiệp của biên phiên dịch như kỹ năng phân tích, kỹ năng ghi nhớ, kỹ năng ghi chép v.v... Ở Châu Âu, các Trường đào tạo biên phiên dịch chuyên nghiệp nhìn chung đều dành 2 năm để đào tạo về kỹ năng nghề nghiệp biên phiên dịch. Sinh viên được tuyển vào các Trường này đều phải là những người nói thành thạo một ngoại ngữ như tiếng mẹ đẻ và biết thêm một ngoại ngữ thứ hai ở trình độ B trở lên. Họ được tuyển vào Trường để học kỹ năng, chứ không phải để học ngoại ngữ.
Ở Việt Nam, trong một thời gian dài, đa số biên phiên dịch đều là những người được đào tạo khoảng 4 đến 5 năm về ngoại ngữ tại trường đại học và không có điều kiện được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng biên phiên dịch. Qua thực tiễn hành nghề, họ dần tự rút ra những kinh nghiệm về mặt kỹ năng.
Từ giữa thập niên 1990, một số dự án hợp tác với nước ngoài để đào tạo biên phiên dịch chuyên nghiệp đã được triển khai tại Việt Nam. Kể từ thời điểm đó, bắt đầu xuất hiện một đội ngũ biên phiên dịch được đào tạo khá bài bản về kỹ năng nghề nghiệp.
Nắm vững kỹ năng biên phiên dịch là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự rèn luyện thường xuyên và nỗ lực không ngừng của người phiên dịch. Một giáo sư về dịch thuật tại Trường Đại học Sorbone từng nói : « Không có phiên dịch giỏi, chỉ có phiên dịch giỏi ở từng cuộc dịch cụ thể mà thôi ». Một phiên dịch hôm nay được ngợi khen nhưng ngày mai có thể sẽ bị chê trách, không chỉ vì hoàn cảnh và nội dung của các cuộc dịch là khác nhau mà còn vì « phong độ » của phiên dịch không phải là yếu tố bất biến.
Các kỹ năng biên phiên dịch cần phải có là gì?
1. Tính chuyên nghiệp: Đạo đức rất quan trọng trong dịch thuật. Bạn cần phải biết khi nào cần phải bảo vệ tính riêng tư và bảo mật, và khi nào cần phải từ chối một công việc vì bạn biết mình không có năng lực làm điều đó,
2. Kỹ năng làm việc theo mạng lưới: Mọi người thường nghĩ dịch thuật là một hoạt động gắn kết, nhưng thực tế các biên dịch viên thường phải làm việc theo các nhóm ảo online, đánh giá công việc của nhau hoặc chia sẻ các dự án lớn với nhau. Các giám đốc dự án phải quản lý các nhóm biên dịch viên lớn. Các cộng tác viên biên dịch freelancer phải gặp nhau và thu hút thêm khách hàng. Các kỹ năng giao tiếp và ăn ý với nhau là một điều bắt buộc! Marketing và quảng cáo công việc bạn đang làm cũng rất quan trọng khi làm việc với tư các là một freelancer.
3.Tập trung vào chi tiết
4. Linh hoạt/thích ứng tốt: Dịch thuật là một nghề thay đổi nhanh và biên dịch viên phải chuẩn bị sẵn sàng tiếp thu các kỹ năng mới và cung cấp các dịch vụ mới như chuyển ngữ, copywriting, biên tập hậu kỳ.
5. Các kỹ năng tổ chức: Dịch thuật là một nghề có áp lực về thời hạn rất cao. Bạn cần phải có khả năng đáp ứng được các thời hạn và bố trí thời gian một cách hiệu quả.
6. Kỹ năng viết: Điều này cực kỳ quan trọng. Biên dịch viên là những người viết chuyên nghiệp. Chính vì vậy, bạn phải biết ngôn ngữ của chính bạn một cách hoàn hảo: ngữ pháp, từ vựng, văn phong (grammar, vocabulary, style).
7. Kiến thức tổng quát
8. Kỹ năng phân tích
9. Kỹ năng nghiên cứu
10. Kiến thức khách quan
11. Sự tò mò
12. Kiến thức sâu rộng về ngoại ngữ
13. Kỹ năng CNTT
14. Tiếp thu các ý tưởng mới nhanh chóng
15. Cảm nhận văn hóa tốt: Điều này rất quan trọng. Ngôn ngữ không đơn thuần là chỉ về ngôn ngữ, mà nó còn về văn hóa.
16.Tình yêu đối với việc đọc.
(Nguồn NTC và sưu tầm)
Social Plugin